Một trong những vấn đề gây ám ảnh nhất với độ tuổi dậy thì chính là MỤN. Nhiều trường hợp nhẹ có thể tự điều trị tại nhà, nhưng cũng có nhiều trường hợp nặng bắt buộc phải thăm khám bác sĩ da liễu. Giai đoạn này có thể kéo dài đến năm 25 tuổi, hoặc hơn nếu như không biết cách điều trị đúng đắn.
Vì sao mụn lại nổi nhiều khi dậy thì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên mụn trứng cá, nhưng nguyên nhân chính khiến mụn nổi nhiều vào độ tuổi dậy thì chính là do sự thay đổi về hormon. Vào độ tuổi này, hormone sinh dục sẽ gia tăng khiến cho tuyến bã nhờn dưới da hoạt động quá mức. Từ đó da sẽ đổ nhiều dầu, có dầu thừa và bã nhờn – là môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn gây mụn phát triển và sinh sôi. Nếu để lâu sẽ gây ra các loại mụn khác nhau, có cả mụn sưng đỏ và mụn viêm…
Hay nói cách khác, tuổi dậy thì chính là giai đoạn “nổi loạn” không chỉ về tâm lý mà cả sinh lý. Sự thay đổi hormone sinh dục là nguyên nhân chính, nhưng mụn nổi nhiều hơn còn do một số nguyên nhân chủ quan như:
– Việc chăm sóc và vệ sinh da mặt kém: Vì da tiết nhiều dầu nhờn nên việc giữ vệ sinh cho da là yếu tố quan trọng hàng đầu để ngăn ngừa mụn hình thành và lây lan. Tuy nhiên, ở độ tuổi này các bạn trẻ còn chưa biết cách chăm sóc da đúng cách. Hậu quả là da không được làm sạch hoặc sử dụng các loại sản phẩm làm sạch không phù hợp khiến cho tình trạng nổi mụn ngày càng nghiêm trọng.
– Thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh: Uống trà sữa, ăn nhiều thức ăn nhanh là sở thích của các bạn trẻ. Nhưng điều này cũng gián tiếp khiến cho tình trạng tiết dầu nhờn và nổi mụn nghiêm trọng hơn.
– Căng thẳng, lo âu: Việc thức khuya cày phim hay học bài, và cả những căng thẳng, lo âu thường gặp ở độ tuổi teen cũng khiến cho tình trạng mụn trở nên phức tạp.
Cách điều trị mụn tuổi dậy thì
Mụn tuổi dậy thì nổi lên do sự thay đổi hormone và nội tiết tố, nên theo lẽ thường, khi qua độ tuổi này thì mụn sẽ giảm đi và biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, trên thực tế thì rất ít trường hợp mụn tự nhiên mất đi mà có thể kéo dài đến năm 20 tuổi, 25 tuổi. Để có thể trị mụn dứt điểm sớm và ngăn ngừa hậu quả do mụn để lại thì cần phải có sự can thiệp của các phương pháp trị mụn đúng cách.
Các loại mụn thường gặp ở tuổi dậy thì
Về cơ bản, tất cả các loại mụn đều có thể xuất hiện vào độ tuổi dậy thì, bao gồm cả mụn viêm và mụn không viêm. Cụ thể:
- Mụn đầu đen: Là mụn do tế bào chết hoặc bã nhờn tích tụ trong lỗ chân lông, phần đầu mụn tiếp xúc với không khí và bị oxy hóa nên có màu đen.
- Mụn đầu trắng: Cũng tương tự mụn đầu đen nhưng đầu mụn nằm dưới nang lông nên không bị đen.
- Mụn sần: Là loại mụn sưng nhỏ, có màu đỏ hoặc hồng, là dấu hiệu chuyển biến sang mụn nặng.
- Mụn mủ: Xuất hiện do da bị viêm, bên trong có mủ, quanh chân mụn có vòng tròn nhỏ màu đỏ nhạt.
- Mụn bọc: Đây là loại mụn sinh ra do vi khuẩn viêm tấn công vào cấu trúc da, mụn có mủ, sưng tấy và đỏ, đau nhức.
- Mụn dạng nang (U nang): Là loại mụn kích thước lớn, chứa mủ và gây đau. Mụn này báo hiệu tình trạng da bị viêm nặng.
3 phương pháp trị mụn phổ biến
Không phải ai cũng nổi mụn vào tuổi dậy thì, và mỗi người sẽ có tình trạng mụn nặng, nhẹ khác nhau. Tùy theo tình trạng thực tế mà phương pháp trị mụn cũng sẽ khác. Sau đây là 3 phương pháp trị mụn tuổi dậy thì phổ biến nhất hiện nay.
+ Trị mụn bằng các nguyên liệu tự nhiên
Phương pháp này chỉ áp dụng cho các trường hợp mụn nhẹ và không nghiêm trọng. Bạn có thể sử dụng các nguyên liệu quen thuộc có tác dụng trị mụn như nghệ, mật ong, chanh… để thoa lên các nốt mụn. Hiệu quả của phương pháp này cũng không tức thì, cần kiên trì và thời gian.
+ Trị mụn bằng thuốc bôi
Rất nhiều loại thuốc có tác dụng trị mụn tuổi dậy thì được kiểm nghiệm mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì tốt hơn hết là bạn nên tư vấn các chuyên gia da liễu trước khi sử dụng.
- Axit salicylic: Giúp làm sạch lỗ chân lông, ngăn ngừa bít tắc và kiểm soát các tác nhân gây mụn.
- Axit Azelaic: Có tác dụng làm sạch lỗ chân lông, gom cồi mụn và ngăn ngừa mụn tái phát.
- Benzoyl Peroxide (BPO): Diệt khuẩn và bong lớp sừng trên da, có tác dụng tiêu diệt mụn đầu đen, đầu trắng, mụn viêm…
- Retinol: Là một dẫn xuất từ vitamin A có tác dụng giảm dầu thừa, kiểm soát và giảm mụn. Loại này được dùng điều trị mụn trứng cá tuổi dậy thì từ mức độ vừa đến nặng.
- Clindamycin: Thuốc kháng sinh dạng bôi hoặc uống, có tác dụng ức chế vi khuẩn gây mụn và giảm tổn thương da.
Khi chọn các sản phẩm skincare cho da mụn, bạn cũng có thể cân nhắc đến các thành phần kể trên.
+ Trị mụn bằng kem đặc trị
Giải pháp an toàn và được nhiều người lựa chọn hiện nay để trị mụn tuổi dậy thì chính là sử dụng các loại kem đặc trị mụn để mang đến hiệu quả nhanh chóng. Bạn có thể tham khảo sản phẩm Cao nghệ trị mụn Dr. Ánh. Đây là dòng sản phẩm chuyên trị mụn với thành phần chiết xuất 100% từ nghệ tươi, mật ong rừng, collagen, kháng sinh tươi, vitamin E… Những thành phần này có tác dụng gom cồi mụn, kháng viêm, giúp trị mụn hiệu quả mà không tái phát. Đồng thời còn giúp ngừa vết thâm và sẹo do mụn để lại.
Thông tin chi tiết về sản phẩm này, bạn có thể xem tại đây.
Lưu ý khi điều trị mụn tuổi dậy thì
Điều trị mụn tuổi dậy thì tưởng là vấn đề đơn giản nhưng cũng rất phức tạp. Vì nhiều trường hợp mụn mọc dai dẳng, kéo dài và dễ tái phát. Do đó, bên cạnh sử dụng các sản phẩm trị mụn đúng cách thì bạn còn cần chú ý về cách chăm sóc da, thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Lưu ý đầu tiên khi điều trị mụn tuổi dậy thì chính là phải biết đi thăm khám bác sĩ da liễu đúng lúc. Điều này sẽ giúp điều trị mụn nhanh chóng và dứt điểm, tránh được diễn biến mụn nặng hơn và khó điều trị hơn. Vậy khi nào nên đến gặp bác sĩ?
- Khi tự điều trị mụn tại nhà lâu dài mà không khỏi
- Khi số mụn bọc, mụn mủ hay mụn viêm ngày càng nổi nhiều hơn và khó kiểm soát
- Khi mụn để lại nhiều sẹo
Nói chung, nếu việc nổi mụn khiến bạn cảm thấy tự ti, khó chịu, tốt hơn hết là bạn nên gặp các chuyên gia để được điều trị đúng cách và dứt điểm sớm nhất.
Cách phòng ngừa mụn nổi nhiều và tái phát
Thay đổi thói quen thiếu lành mạnh và chăm sóc da đúng cách là những cách đúng đắn để phòng ngừa mụn tuổi dậy thì, ngăn không cho mụn mọc lại. Sau đây là một số lưu ý bạn cần ghi nhớ:
– Vệ sinh da mặt rất quan trọng. Bạn cần làm sạch mặt 2 lần/ngày với sữa rửa mặt phù hợp với loại da.
– Sau bước làm sạch, nên sử dụng sản phẩm chứa adapalene để giúp lỗ chân lông thông thoáng.
– Không tự ý nặn mụn tại nhà hoặc sờ tay lên mặt
– Giữ gìn vệ sinh cá nhân, gội đầu thường xuyên và giữ cho tóc hay dầu gội đầu không dính vào mặt.
– Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và các tác hại của môi trường
– Độ tuổi dậy thì không nên sử dụng quá nhiều mỹ phẩm vì sẽ ảnh hưởng không tốt tới da. Chỉ cần sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm và kem chống nắng là đủ.
– Uống đủ nước mỗi ngày, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đường.
– Tránh thức khuya, stress, lo âu. Tăng cường luyện tập thể dục thể thao.
Mụn tuổi dậy thì không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng, nhưng nó sẽ trở thành nghiêm trọng nếu như bạn để mụn kéo dài mà không điều trị đúng cách. Từ đó làn da sẽ bị tổn thương và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn. Nếu đang bị nổi mụn, bạn có thể tham khảo các sản phẩm của Dr. Ánh để điều trị ngay khi còn nhẹ nhé!